Mắc bệnh tiểu đường là tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao so với mức tiêu chuẩn, và nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng. Trước khi tìm hiểu về các loại máy test tiểu đường, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết và những đối tượng cần thực hiện.

Ảnh: Người đang dùng insulin nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết

Ai cần theo dõi đường huyết tại nhà?

Bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà nếu nằm trong các nhóm đối tượng dưới đây:

  • Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • Bà bầu.
  • Người mắc bệnh nhưng rất khó để kiểm soát đường huyết.
  • Người có chỉ số đường huyết thấp, nhưng không có dấu hiệu cảnh báo.
  • Các trường hợp tăng ceton do đường huyết cao.

Tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết tại nhà

Giữ thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh nhận được những lợi ích sức khỏe quan trọng như sau:

  • Xác định hiệu quả của phương pháp điều trị: Nếu cần thiết có thể thông báo tới bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc, hay thay thế những loại thuốc phù hợp hơn.

Ảnh: Kiểm tra đường huyết để theo dõi hiệu quả của thuốc điều trị

  • Biết được những thời điểm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp trong một ngày. Điều này giúp người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
  • Xác định hiệu quả của việc thay đổi chế độ ăn cũng như chế độ của các bài tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường máu. Từ đó, có kế hoạch ăn uống và luyện tập phù hợp hơn.
  • Nếu thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và có kế hoạch kiểm soát đường huyết hiệu quả, bệnh nhân sẽ hạn chế được nguy cơ gặp phải những biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Đồng thời có thể xử trí được những tình huống cấp cứu, nguy hiểm do bệnh gây ra chẳng hạn như tình trạng đường huyết tăng quá cao hoặc bị hạ quá thấp,…

Một số loại máy thử đường huyết phổ biến hiện nay

Thị trường cung cấp rất nhiều loại Máy Thử đường Huyết khác nhau nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng, vì thế việc lựa chọn loại máy tốt không hề dễ dàng. Dưới đây là các loại máy thử tiểu đường tại nhà được nhiều người quan tâm và lựa chọn:

  • Máy Accu-Chek Active Roche (xuất xứ Đức): Hoạt động dựa trên công nghệ đo ứng dụng cảm ứng sinh học, đồng thời có chức năng tự động cài mã. Thời gian kiểm tra đường huyết chỉ khoảng 10 giây, rất nhanh chóng và thuận tiện. Máy có thể ghi nhớ được hơn 500 kết quả và kèm theo đó là chi tiết ngày tháng cũng như thời gian đo. Đặc biệt, máy còn có thể tính được kết quả đo trung bình trong vòng 7 ngày, 14 và 30 ngày. Dữ liệu có thể dễ dàng chuyển sang máy tính để theo dõi và quản lý kết quả đo đường huyết tiện lợi và khoa học.

Ảnh: Có nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau

  • Máy test tiểu đường Accu-Chek Guide (xuất xứ Mỹ): Ưu điểm là rất nhỏ gọn, thuận tiện khi sử dụng và cho kết quả đo chỉ trong vòng 4 giây với tỷ lệ chính xác khá cao. Máy có thể đánh dấu được kết quả chỉ số đường huyết trước ăn và sau ăn, rất tiện lợi cho người bệnh trong việc kiểm soát đường huyết. Loại máy này còn có thể lưu trữ được hơn 700 kết quả đo và tính trung bình được chỉ số đường huyết trong vòng 7 đến 30 ngày. Máy cũng có thể kết nối bluetooth với một số thiết bị khác, giúp xem và lưu trữ thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả. Máy còn báo lỗi khi phát hiện sự cố như lượng máu lấy chưa đủ hoặc đường huyết của bệnh nhân đang ở mức quá cao.

  • Máy MediUSA Gm3300 (xuất xứ Mỹ): Là loại máy test đường huyết rất nổi tiếng, kết quả đo có tỷ lệ chính xác cao. Máy có thể lưu trữ được hơn 200 kết quả.

  • Máy đo đường huyết Easy Max Mini (xuất xứ Đài Loan): Sử dụng rất dễ dàng. Máy có khả năng lưu trữ khoảng 360 kết quả đo và thời gian đo đường huyết cũng rất nhanh chóng, chỉ sau 5 giây bạn đã có thể nhận được kết quả. Máy có thiết kế nhỏ gọn nên rất thuận tiện nếu bệnh nhân cần mang máy theo mình khi đi xa.

Máy thử đường huyết có thay thế xét nghiệm tại viện được không?

Việc sử dụng máy thử đường huyết thường xuyên và ngay tại nhà rất quan trọng với người bệnh trong việc theo dõi và kiểm soát chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, loại máy này không thể thay thế được những xét nghiệm tại bệnh viện.

Máy đo tiểu đường không thể thay thế việc khám định kỳ và xét nghiệm tại việnMáy đo tiểu đường không thể thay thế việc khám định kỳ và xét nghiệm tại viện

Bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi khám và xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh. Bên cạnh đó, khi có kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về tình trạng sức khỏe và đưa ra những lời khuyên hữu ích, đặc biệt là hướng dẫn về tần suất thực hiện đo đường huyết tại nhà cũng như chỉ số tiêu chuẩn mà bệnh nhân cần hướng đến.

Bên cạnh đó, khi có những biểu hiện bất thường, bạn cũng nên tới bệnh viện để thực hiện xét nghiệm sớm, bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước.
  • Hay mệt mỏi.
  • Vừa ăn xong đã cảm thấy đói.
  • Gầy sút cân nhanh.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Mờ mắt.
  • Vết thương lâu lành.

Những người có nguy cơ cao về bệnh tiểu đường cũng nên đi khám, chẳng hạn như:

  • Có người nhà bị tiểu đường.
  • Người mắc bệnh tim mạch hay bệnh huyết áp.
  • Người béo phì.
  • Người hay căng thẳng và ít vận động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *